• Văn hóa - Thể thao

Phát huy giá trị các di tích lịch sử- văn hóa để phục vụ du lịch

07/08/2017 09:00 GMT +7
  • Nguồn: Báo Sóc Trăng
  • Thứ Hai, 07/08/2017 | 09:00

STO - Sóc Trăng là vùng đất có lịch sử khá lâu đời, với nhiểu di tích có ý nghĩa vể lịch sử, văn hóa phản ánh nhiểu dấu ấn quan trọng trong quá trình khai khẩn, đấu tranh chống giặc ngoại xâm, quá trình xây dụng, bảo vệ Tổ quốc của nhân dân và truyển thống văn hóa độc đáo 3 dân tộc Kình - Khmer - Hoa của tỉnh. Vì vậy, việc bảo tổn các di tích lịch sử - văn hóa không chỉ nhằm phát huy các giá trị để phục vụ cho các lợi ích xã hội, góp phán làm giàu cho kho tàng di sản văn hóa, mà còn quảng bá đến du khách trong và ngoài nướcvẻ đẹp phong phú, đa dạng, độc đáo của địa phương.

Đồng chí Ngô Trường Thành - Trưởng Phòng Quản lý du lịch, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch chia sẻ: "Là tỉnh đồng bằng ven biển, bên cạnh lợi thế về phát triển nông, lâm, thủy sản, Sóc Trăng còn có nhiều tài nguyên để phát triển du lịch, trong đó di sản văn hóa vật thể được xem là thành tố quan trọng có giá trị nhân văn để thu hút khách du lịch. Theo số liệu thống kê hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 111 di tích, đa dạng vể loại hình, như: đền thờ danh nhân lịch sử, chùa chiền, đình, miếu, thắng cảnh, chứng tích chiến tranh... có 8 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, 28 di tích xếp hạng cấp tỉnh. Trong đó, có 21 di tích lịch sử cách mạng, 8 di tích kiến trúc nghệ thuật, 4 di tích lưu niệm danh nhân, 2 di tích chứng tích chiến tranh và 1 di tích thắng cảnh.

Bên cạnh đó, Bảo tàng tỉnh có nhà trưng bày văn hóa Khmer và phòng trưng bày văn hóa 3 dân tộc Kinh - Khmer - Hoa, sưu tầm và trưng bày hơn 11.786 hiện vật có giá trị, bao gồm hình ảnh và hiện vật về đời sống văn hóa, tôn giáo tín ngưỡng, kinh tế - xã hội... của cộng đồng 3 dân tộc trong tỉnh". Cùng với kho tàng văn hóa vật thể, miền đất Sóc Trăng còn có các di sản văn hóa phi vật thể phong phú về loại hình, như: Lễ hội Oóc om bóc và đua ghe ngo, lễ hội Nghinh ông, lễ cúng Phước Biển, Ngày hội Sông nước miệt vườn... tất cả tạo nên một giá trị văn hóa nhân văn giàu bản sắc là tiền đề trong thu hút khách du lịch hiện nay.

Bảo tồn và phát huy các lễ hội truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc trong tỉnh.

Thời gian qua, tỉnh đã từng bước đầu tư cơ sở hạ tầng, trùng tu, tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa, đồng thời mở rộng đưa vào hoạt động các di tích, như: Khu căn cứ Tỉnh ủy, Đình Hòa Tú, chùa Mahatúp, Đền thờ Bác Hồ, Di tích lưu niệm danh nhân Bác sĩ nông học Lương Định Của... với tổng kinh phí khoảng 68,81 tỉ đồng từ nguồn ngân sách của tỉnh kết hợp với kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia. Đồng thời, để nâng cao, phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa phục vụ khách tham quan du lịch, các di tích thuộc Sở Văn hóa -Thể thao và Du lịch tỉnh quản lý và những di tích được phân cấp UBND các huyện, thị xã, thành phố quản lý đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, như: hoạt động vui chơi, giải trí, các phong trào thi đua, thực hiện tốt công tác bảo vệ di sản đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của người dân; đồng thời, giáo dục truyền thống, đạo lý uống nước nhớ nguồn cho thế hệ theo quy định của Luật Di sản, bên cạnh áp dụng các văn bản pháp lý về di sản văn hóa,Tỉnh ủy đả ban hành Nghị quyết số 05-NQ/TU, ngày 2-8-2016 về phát triển du lịch tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 và UBND tỉnh đã phê duyệt điều chỉnh bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2007 - 2010 và định hướng đến nay 2020 nhằm định hướng và đề ra các giải pháp để phát huy vai trò của di tích trong phát triển du lịch. Nhờ đó, trong năm 2016 toàn tỉnh đón hơn 1,4 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế hơn 53.000 lượt, khách nội địa hơn 1,3 triệu lượt, doanh thu hơn 460 tỉ đồng.

Bên cạnh những kết quả đạt được, vấn đề bảo vệ và phát huy các giá trị di tích để thu hút khách du lịch của tỉnh trong thời gian qua vẫn còn nhiều khó khăn, như: do nguồn kinh phí của địa phương có giới hạn, nên chưa hỗ trợ kịp thời để phục vụ cho công tác trùng tu, tôn tạo, chống xuống cấp các di tích cấp tỉnh; lượng khách tham quan các di tích văn hóa - lịch sử còn khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng hiện có do thiếu các dịch vụ đi kèm và một số di tích có giá trị văn hóa, kiến trúc độc đáo nhưng điều kiện hạ tầng giao thông còn hạn chế gây khó khăn cho khách du lịch tiếp cận điểm đến; số lượng thuyết minh viên tại điểm còn thiếu và yếu ngoại ngữ để phục vụ khách nước ngoài, công tác quảng bá các di sản văn hóa để thu hút khách du lịch còn hạn chế...

Theo đồng chí Ngô Trường Thành, phát triển du lịch và gìn giữ giá trị di sản văn hóa cùng tồn tại song song nhau, nếu có những định hướng khai thác, sử dụng và bảo vệ hợp lý các nguồn tài nguyên du lịch sẽ tạo sức lan tỏa hấp dẫn cũng như việc thu hút khách du lịch đến tham quan ngày càng đông hơn. Nhưng chúng ta không nên chủ trương phát triển du lịch bằng bất cứ giá nào, để thu được nguồn lợi kinh tế mà không tính đến mặt trái của du lịch, để lại hậu quả về văn hóa, xã hội. Chỉ trên cơ sở kết hợp nhuần nhuyễn giữa du lịch và bảo vệ môi trường gắn khai thác với bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc, đảm bảo quốc phòng an ninh và trật tự xã hội thì mới có du lịch bền vững.

Đồng chí Phạm Văn Đâu - Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch cho biết, để phát huy giá trị các di tích để phục vụ du lịch, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh, thời gian tới, tăng cường điều tra, khảo sát, lập hồ sơ khoa học các di tích trên đìa bàn tỉnh đủ điều kiện đề nghị cấp có thẩm quyền công nhận xếp hạng di tích cấp quốc gia và cấp tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho quản lý, khai thác bảo vệ tài nguyên, thu hút đầu tư, phát huy giá trị các di tích phục vụ khách du lịch, đảm bảo phát triển du lịch bền vững theo quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh. Xây dựng và hoàn thiện sản phẩm du lịch văn hóa lịch sử, văn hóa tâm linh và khai thác, phát huy giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể để phục vụ du lịch; đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến du lịch thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các ấn phẩm du lịch... nhằm thu hút các dự án bảo tồn, đầu tư di tích và thu hút khách du lịch. Tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên tại các điểm di tích lịch sử - văn hóa đảm bảo về tiêu chuẩn trình độ nghiệp vụ, ngoại ngữ, đạo đức, tác phong để đáp ứng nhu cầu khách tham quan du lịch. Nâng cao vai trò quản lý nhà nước, xây dựng quy chế quản lý di tích lịch sử - văn hóa gắn với việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa với phát triển du lịch. Đồng thời, tập trung chấn chỉnh, nâng chất các điểm di tích đã có nhiều khách tham quan du lịch, như: chùa Mahatúp (chùa Dơi), chùa Sro Lôn (chùa Chén Kiểu), Bửu Sơn Tự (chùa Đất Sét). Bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu phục vụ giáo dục truyền thống và phát triển kinh tế gắn kết bảo tồn phát huy di sản văn hóa phục vụ du lịch. Kêu gọi đầu tư kết cấu hạ tầng, giao thông, cơ sở phục vụ du lịch, từng bước nâng cấp điểm di tích cấp quốc gia và cấp tỉnh, quy hoạch không gian công cộng để du khách đến tham quan du lịch có cảm giác gần gũi, thư giãn và thích thú với cảnh sắc, không gian lịch sử - văn hóa của địa phương. Tránh bêtông hóa, cốt thép hóa các danh thắng, di tích lịch sử - văn hóa của địa phương, nhằm bảo vệ, gìn giữ những giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể, để góp phần phát huy giá trị các di tích phục vụ khách du lịch hiệu quả.

Chí Bảo

Bình Luận

Ý kiến bạn đọc
Tin cùng chuyên mục
>> Xem thêm

Báo Sóc Trăng Online - baosoctrang.org.vn
Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Sóc Trăng
Tổng Biên tập: Nguyễn Văn Triều

Phó Tổng Biên tập: Lê Hoàng Bắc - Lê Minh Trường - Trần Thị Thu Thảo
Giấy phép xuất bản số: 833/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 30-12-2021
Tòa soạn: Số 02, Trần Văn Sắc, Phường 2, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng
Điện thoại: 0299 3 822499 - Fax: 0299 3 622049 
Email: baosoctrangdientu@gmail.com hoặc toasoanbaosoctrang@gmail.com
Báo Sóc Trăng giữ bản quyền nội dung trên website này

Tổng số lượt truy cập: