NHÌN RA TỈNH BẠN

Biến đổi khí hậu là mối “đe dọa hòa bình” nghiêm trọng

30/09/2018 06:00 GMT +7
  • Nguồn: Báo điện tử VOV
  • Chủ Nhật, 30/09/2018 | 06:00

Việt Nam là một trong những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu và những thảm họa thiên nhiên kèm theo đó.

Hôm nay (28-9), buổi thảo luận về biến đổi khí hậu diễn ra tại Hà Nội nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về sự cấp thiết trong việc cùng hợp tác ứng phó với biến đổi khí hậu. Phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam cùng phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường (MONRE) tổ chức sự kiện này nhân dịp Tuần lễ Ngoại giao Khí hậu châu Âu.

Các đại biểu tham gia thảo luận.

Cuộc thảo luận với tiêu đề "Biến đổi khí hậu: Chúng ta đang ở đâu, chúng ta sẽ đi đâu và đi như thế nào?" do Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Lê Công Thành, Đại sứ EU Bruno Anglelet, Đại diện Trường trú UNDP tại Việt Nam Kamal Malhotra và Giám đốc Green ID Ngụy Thị Khanh làm chủ tọa.

Tình trạng hiện nay của Hiệp định Paris, tình hình tại Việt Nam, những công việc mà EU đã thực hiện bên trong và ngoài khu vực, và vai trò của xã hội dân sự trong việc đối phó với biến đổi khí hậu sẽ được thảo luận trong chương trình.

Chương trình sẽ giới thiệu những hỗ trợ của EU cho Việt Nam trong việc chống biến đổi khí hậu, trong khi các tổ chức địa phương cũng sẽ trình bày những sáng kiến để thúc đẩy năng lượng bền vững – vì năng lượng là một trong những ngành gây ô nhiễm nặng nề nhất và là nguồn phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính.

Tham dự hội thảo là các cơ quan ban ngành Chính phủ, các trường đại học và trung tâm nghiên cứu, các nhóm cố vấn, các tổ chức dân sự, sinh viên, khu vực tư nhân và báo chí.

Đại sứ - Trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu Bruno Angelet nói "Biến đổi khí hậu là một mối "đe dọa hòa bình" nghiêm trọng trong bối cảnh toàn cầu khi các nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt và an ninh lương thực đang bị lâm nguy.

Chúng ta không còn cách nào khác ngoài việc hướng tới nền kinh tế xanh, tái chế và bền vững, qua đó chúng ta mới có thể thực hiện được những cam kết được đưa ra vào năm 2015.

Ông Bruno Angelet cho biết thêm: "Chống biến đổi khí hậu là ưu tiên hàng đầu trong quan hệ của chúng tôi với Việt Nam. Chúng tôi đặc biệt thúc đẩy quá trình chuyển giao năng lượng của Việt Nam, thông qua các hỗ trợ tài chính quan trọng, vì ngành năng lượng là ngành quan trọng của tăng trưởng kinh tế nhưng cũng là nguồn phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính lớn nhất".

Thông qua Hiệp định Paris, thế giới đã cam kết bảo tồn các nguồn sống bao gồm hành tinh và môi trường. Thỏa thuận chống biến đổi khí hậu là hợp tác đa phương chưa từng có trong tiền lệ giữa gần 200 quốc gia trong đó có Việt Nam và được các công ty và cộng đồng trên thế giới hỗ trợ, để giải quyết một vấn đề toàn cầu mà chỉ có hợp tác cùng nhau mới có thể làm được. Ngay từ ban đầu, châu Âu đã là người tiên phong trong cam kết tập thể này.

Việt Nam là một trong những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu và những thảm họa thiên nhiên kèm theo đó.

Với việc nhất quán với các cam kết đối với việc chống biến đổi khí hậu và các mục tiêu phát triển bền vững, EU đã tích cực giúp đỡ Việt Nam trong việc giảm thiểu của biến đổi khí hậu thông qua thực hiện cải cách về năng lượng và khả năng thích ứng thông qua hỗ trợ các nghiên cứu về tác động của biến đổi khí hậu và những biện pháp thích ứng phù hợp.

PV/VOV.VN

Bình Luận

Ý kiến bạn đọc
Tin cùng chuyên mục
>> Xem thêm

Báo Sóc Trăng Online - baosoctrang.org.vn
Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Sóc Trăng
Tổng Biên tập: Nguyễn Văn Triều

Phó Tổng Biên tập: Lê Hoàng Bắc - Lê Minh Trường - Trần Thị Thu Thảo
Giấy phép xuất bản số: 833/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 30-12-2021
Tòa soạn: Số 02, Trần Văn Sắc, Phường 2, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng
Điện thoại: 0299 3 822499 - Fax: 0299 3 622049 
Email: baosoctrangdientu@gmail.com hoặc toasoanbaosoctrang@gmail.com
Báo Sóc Trăng giữ bản quyền nội dung trên website này

Tổng số lượt truy cập: