Đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khảo sát mô hình nông nghiệp tại Sóc Trăng
-
Chuẩn bị xây dựng Đề án Phát triển nuôi tôm nước lợ
STO - Ngày 26-2, tại Hiệp hội Tôm Mỹ Thanh (Trần Đề), Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) Huỳnh Ngọc Nhã cùng lãnh đạo các đơn vị liên quan trực thuộc sở có buổi làm việc với hiệp hội để bàn về kế hoạch phát triển thủy sản năm 2021; các nội dung thúc đẩy hoạt động của hiệp hội và nội dung chuẩn bị xây dựng Đề án Phát triển nuôi tôm nước lợ giai đoạn 2021 - 2025 của tỉnh.
-
Xây dựng đề án phát triển nuôi tôm nước lợ
STO - Ngày 25-2, tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT), Giám đốc Sở NN-PTNT Huỳnh Ngọc Nhã chủ trì cuộc họp để tiếp thu ý kiến của các đơn vị trực thuộc sở và phòng kinh tế, phòng NN-PTNT các huyện, thị xã, thành phố nhằm xây dựng Đề án Phát triển nuôi tôm nước lợ giai đoạn 2021 - 2025 của tỉnh.
-
Triển khai công tác ứng phó hạn hán, xâm nhập mặn
STO - Như một chu kỳ được lặp lại vào mùa khô hàng năm thì thời điểm hiện tại, mặn đã xuất hiện tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh. Để hiểu rõ hơn về việc ngành chức năng thực hiện các biện pháp ứng phó hạn, mặn nhằm bảo vệ trồng trọt, chăn nuôi của người dân tại các địa phương, phóng viên Báo Sóc Trăng đã có cuộc trao đổi cùng đồng chí Phạm Tấn Đạo - Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi kiêm Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh xung quanh các nội dung trên.
-
Tiềm năng trái cây đặc sản Sóc Trăng
STO - Trong những năm gần đây, Sóc Trăng được nhiều doanh nghiệp chuyên thu mua trái cây phục vụ thị trường xuất khẩu tìm đến liên kết tiêu thụ. Một trong các loại trái cây đặc sản của tỉnh nhà xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ đầu tiên phải kể đến là trái vú sữa tím và tiếp đến là trái bưởi năm roi, bưởi da xanh, xoài, nhãn Ido. Để trái cây đặc sản tỉnh “tiếp cận” tốt thị trường xuất khẩu đòi hỏi nhà vườn phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản xuất, đặc biệt là liên kết lại sản xuất, nhằm tạo ra số lượng trái cây lớn, đáp ứng đủ số lượng và chất lượng trái cây sau thu hoạch để thu hút doanh nghiệp liên kết tiêu thụ…
-
Lúa Đông - Xuân trúng mùa được giá
STO - Nhiều nông dân cho biết, so cùng kỳ vụ Đông - Xuân (2019 - 2020) thì vụ lúa Đông - Xuân (2020 - 2021) thời tiết thuận lợi nên năng suất lúa tăng cao hơn so cùng kỳ năm trước, cùng với đó giá lúa cao đã đem về nguồn thu đáng kể cho bà con trên cùng diện tích đất sản xuất.
-
Bí thư Tỉnh ủy khảo sát tình hình sản xuất nông nghiệp tại huyện Trần Đề
STO - Ngày 18-2, đồng chí Lâm Văn Mẫn - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã có chuyến tham quan thực tế các mô hình trồng lúa, nuôi tôm công nghệ cao trên địa bàn huyện Trần Đề.
-
Niềm vui của những người thầm lặng sản xuất lúa ST
STO - Trong tiết trời se lạnh của những ngày chớm xuân, dưới ánh nắng ban mai của buổi sớm rực rỡ cờ hoa trên quê hương tôm - lúa huyện Mỹ Xuyên, tạo nên khung cảnh làng quê đẹp đến lạ thường. Từng khóm lúa đang giai đoạn đòng trổ xanh mượt, bông lúa thẳng đứng, đều hàng, trên con đường có nhiều ngôi nhà khang trang nằm san sát nhau. Người dân nơi đây có cuộc sống rất sung túc, ấm no thông qua việc sản xuất con tôm, cây lúa.
-
Giá bưởi tết xuống thấp khiến nhà vườn lo lắng
STO - Bưởi được xem là một trong những loại trái cây được người tiêu dùng ưa chuộng dùng để chưng trong dịp tết. Tuy nhiên, Tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021 cận kề, nhiều nhà vườn có diện tích trồng bưởi với sản lượng lớn chưa thể thu hoạch do giá xuống thấp. Để “chờ giá”, nhà vườn đang neo số lượng lớn trái trên cây chờ đến ngày cận tết sẽ thu hoạch bán. Nhưng trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều người hạn chế mua sắm tết, theo dự đoán của hộ kinh doanh, giá bưởi sẽ không tăng, ngược lại có thể tiếp tục giảm xuống.
-
Chủ động ứng phó với hạn, mặn
STO - Đợt hạn, mặn năm 2019 - 2020 đã làm nhiều diện tích trồng lúa và cây ăn trái của nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh bị thiệt hại và ảnh hưởng nặng. Do đó, trước những dự báo về tình hình hạn, mặn năm nay, ngành chức năng và chính quyền địa phương đã tích cực tuyên truyền và khuyến cáo nông dân có biện pháp ứng phó kịp thời, đặc biệt là không sản xuất lúa vụ 3.
-
Hành tím, tỏi Vĩnh Châu vào mùa tết
STO - Đến TX. Vĩnh Châu trong những ngày cận tết, trên đường đi quan sát thấy dọc một số tuyến đường khắp vùng quê thuộc thị xã đều có điểm bán hành tím, tỏi cùng với đó là các xe vận chuyển hành tím đi khắp mọi nẻo đường để kịp bán tết. Theo chia sẻ của nhiều hộ nông dân, thời tiết năm nay khá thuận lợi nên hành tím có năng suất cao, giá bán cũng đảm bảo lợi nhuận cho hộ trồng.
-
Cù Lao Dung chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi đúng hướng
STO - Trước đây, Cù Lao Dung được biết đến là vùng chuyên canh mía nhưng cây mía không đem lại nguồn thu nhập tốt cho hộ dân. Chính vì vậy, trong vài năm trở lại đây, huyện Cù Lao Dung đã chuyển dịch cơ cấu cây trồng bằng cách chuyển đổi sang trồng các loại cây màu có giá trị kinh tế cao; nâng cấp, cải tạo các vườn cây ăn trái canh tác truyền thống chuyển sang sản xuất theo quy trình VietGAP hay chuyển đổi để nuôi trồng thủy sản. Thông qua cơ cấu cây trồng, vật nuôi đã góp phần nâng cao thu nhập người dân trên cùng diện tích đất.
-
Kiểm tra tình hình thu hoạch lúa Đông - Xuân
STO - Ngày 1-2, đồng chí Vương Quốc Nam - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã có chuyến khảo sát tình hình thu hoạch lúa Đông - Xuân (năm 2020 - 2021) trên địa bàn huyện Long Phú và Trần Đề. Cùng đi có Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) Huỳnh Ngọc Nhã, lãnh đạo các đơn vị liên quan.
-
Giá ớt tăng cao, nông dân phấn khởi
STO - Trong vòng 1 tháng trở lại đây, nông dân trồng ớt tại các địa phương trên địa bàn tỉnh rất phấn khởi bởi giá ớt tăng cao gấp vài lần so với cùng kỳ năm trước. Nếu như giá ớt sừng vàng, ớt chỉ thiên bán tại các chợ có giá từ 80.000 - 100.000 đồng thì tại hộ nông dân sản xuất, giá được thương lái thu mua ở mức 60.000 - 90.000 đồng/kg ớt chỉ thiên và giá ớt sừng vàng là 65.000 - 75.000 đồng/kg.
-
Hơn 711 tấn trái cây được liên kết tiêu thụ, xuất khẩu
STO - Theo thống kê của ngành chuyên môn, diện tích cây ăn trái trên địa bàn tỉnh hơn 31.000ha, tập trung tại các huyện Kế Sách, Cù Lao Dung, Mỹ Tú, Long Phú, Châu Thành, với các loại cây mang lại hiệu quả kinh tế cao như: xoài, nhãn, chôm chôm, sầu riêng, bưởi, vú sữa…
-
Sóc Trăng thắng lớn vụ tôm nuôi nước lợ năm 2020
STO - Sóc Trăng là tỉnh chuyên về sản xuất nông nghiệp, với 3 vùng nước ngọt, lợ, mặn nên phát triển đa dạng các loại cây trồng, vật nuôi. Để phát triển kinh tế nông nghiệp, tỉnh xác định cây lúa, con tôm là kinh tế mũi nhọn. Riêng đối với con tôm, tỉnh đã quy hoạch vùng nuôi tại các địa phương và phát triển các mô hình nuôi tôm hiện đại nhằm nâng cao năng suất, chất lượng tôm nuôi và liên kết doanh nghiệp bao tiêu tôm thương phẩm sau thu hoạch...
-
Cần quản lý chặt chẽ giống tôm xuất tỉnh
STO - Đó là một trong các ý kiến chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) Phùng Đức Tiến tại hội nghị quản lý giống tôm nước lợ và ký kết quy chế phối hợp năm 2021 diễn ra ngày 22-1, tại Trung tâm Văn hóa và Hội nghị tỉnh Sóc Trăng. Đến dự còn có các đồng chí: Vương Quốc Nam - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng; Trần Đình Luân - Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy sản; Huỳnh Ngọc Nhã - Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Sóc Trăng cùng đại diện lãnh đạo các cục, viện trực thuộc Bộ NN-PTNT, lãnh đạo Sở NN-PTNT các tỉnh ven biển, doanh nghiệp.
-
Các chỉ tiêu chủ yếu của ngành nông nghiệp đều đạt và vượt kế hoạch đề ra
STO - Chiều 21-1, tại Trung tâm Văn hóa và Hội nghị tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2020 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2021. Đồng chí Vương Quốc Nam - Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự và chỉ đạo tại hội nghị. Cùng dự có đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành và các huyện, thị xã, thành phố…
-
Bàn giao máy cấy cho hợp tác xã, tổ hợp tác
STO - Ngày 8-1, tại UBND xã Đại Tâm (Mỹ Xuyên), Trung tâm Khuyến nông tỉnh phối hợp Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tổ chức bàn giao máy cấy cho các hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác (THT) trên địa bàn xã Đại Tâm.
-
Việt Nam chỉ nhập gạo Ấn Độ để ủ bia, nấu rượu, làm thức ăn chăn nuôi
Các chuyên gia khẳng định rằng, thông tin doanh nghiệp Việt Nam nhập gạo từ Ấn Độ là có thật nhưng chỉ nhập loại gạo 100% tấm về làm thức ăn chăn nuôi, ủ bia, nấu rượu..."Việt Nam bán cái mình có và mua những cái mình cần" - một chuyên gia chia sẻ.