• Sức khỏe và Đời sống

9 phản ứng của cơ thể mà bạn có thể kiểm soát được

12/11/2018 06:00 GMT +7
  • Nguồn: Báo Điện tử VOV
  • Thứ Hai, 12/11/2018 | 06:00

Đau do bị tiêm, tê tay, khó chịu trong cổ họng hay ngạt mũi là những phản ứng thường xuyên xảy ra mà chúng ta có thể kiểm soát được.

Nhịp tim nhanh:  Nhịp tim tăng nhanh thường là do bạn căng thẳng, lo lắng hay vận động mạnh. Một cách đơn giản để xử lý điều này chính là thổi vào ngón tay cái của bạn. Việc làm mát ngón tay sẽ giúp tim không đập dồn dập mà sẽ ổn định lại đồng thời điều tiết hơi thở sẽ giúp bạn hít thở sâu hơn và nhịp tim chậm lại.

Chuyển trọng lượng cơ thể sang một bên để giảm đau một bên: Nhiều người thường bị những cơn đau bất ngờ khi chạy bộ khiến họ phải chạy chậm hoặc dừng hẳn lại. Nguyên nhân chủ yếu là do tuần hoàn máu chưa có đủ thời gian để phân phối đến các cơ quan trong cơ thể. Để xử lý điều này, bạn cần chạy chậm lại, thay đổi trọng lượng cơ thể sang một bên.

Giảm tê tay:  Khi ngủ, làm việc hay trong tình huống nào khác bạn bị tê tay khiến các hoạt động bị dừng lại. Bạn thường chọn cách xoa bóp, vặn cổ tay, ngón tay để cảm thấy dễ chịu hơn. Những hành động này tương đối hiệu quả nhưng bạn cũng có thể xoay cổ thì tình trạng này nhanh chóng được cải thiện.

Ngứa rát cổ họng: Ngứa rát cổ họng khiến bạn cảm thấy khó chịu, luôn muốn ho hay uống nước để giảm bớt cảm giác này. Tuy nhiên, bạn có thể xoa tai của mình (bên trong vành tai) kích thích các dây thần kinh liên quan, giảm đau rát.

Giảm đau do tiêm: Đối với nhiều người, kim tiêm là một nỗi ám ảnh. Nếu bạn ho ngay khi chuẩn bị tiêm, sẽ khiến cơ thể bạn chú ý đến một điều khác cũng như gia tăng áp lực lên động mạch làm giảm cảm giác đau đớn.

Giảm nghẹt mũi: Trường hợp bạn bị nghẹ mũi nhưng không có bất kỳ loại thuốc nào bên cạnh thì biện pháp đơn giản chính là xoa bóp vùng giữa lông mày. Bạn chỉ cần đặt lưỡi trên vòm miệng và ấn chặt. Đặt ngón tay cái vào một điểm ở giữa hai lông mày. Sau đó nhấn ngón tay cái giữa lông mày và đồng thời nhấn mạnh lưỡi vào vòm miệng. Giữ nguyên động tác này khoảng 30 giây sẽ thấy hiệu quả.

Nhìn vết thương qua ống kính sẽ giảm đau: Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc đại học Oxford, nếu nhìn vào vị trí bị thương, khu vực đau rộng thì bạn sẽ cảm thấy đau hơn và ngược lại. Điều này được lý giải do một vết thương lớn hơn kích thích tín hiệu cảnh báo lớn hơn đến não, trong khi nhìn từ xa làm cho nó ít quan trọng và ít đau đớn hơn.

Chờ đợi quá lâu vào nhà vệ sinh: Giống như cảm giác đau đớn, nhu cầu sử dụng nhà vệ sinh luôn khiến bạn cảm thấy khó chịu nếu chờ đợi quá lâu. Xét về mặt sinh lý, bạn có thể chờ đợi lâu hơn bạn nghĩ. Chuyên gia trị liệu vật lý người Úc Janetta Webb đã chỉ ra rằng, nếu phải chờ đợi quá lâu để vào nhà vệ sinh, hãy dùng tay cào nhẹ phần bắp chân. Bạn sẽ thoải mái hơn nếu phải xếp hàng chờ tới lượt.

Giảm chóng mặt: Thông thường, khi bị chóng mặt, phản xạ của bạn là ngồi xuống, chờ tình trạng này được cải thiện mới tiếp tục hoạt động. Một bài tập đơn giản khi bạn bị chóng mặt chính là ngẩng cao đầu, sau đó gập người từ từ về phía trước rồi quay đầu về phía khủy tay trái của bạn.

CTV Nguyễn Như/VOV.VN

Bình Luận

Ý kiến bạn đọc
Tin cùng chuyên mục
>> Xem thêm

Báo Sóc Trăng Online - baosoctrang.org.vn
Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Sóc Trăng
Tổng Biên tập: Nguyễn Văn Triều

Phó Tổng Biên tập: Lê Hoàng Bắc - Lê Minh Trường - Trần Thị Thu Thảo
Giấy phép xuất bản số: 833/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 30-12-2021
Tòa soạn: Số 02, Trần Văn Sắc, Phường 2, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng
Điện thoại: 0299 3 822499 - Fax: 0299 3 622049 
Email: baosoctrangdientu@gmail.com hoặc toasoanbaosoctrang@gmail.com
Báo Sóc Trăng giữ bản quyền nội dung trên website này

Tổng số lượt truy cập: