• Biển đảo quê hương

Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp và quy định mức xử phạt - kỳ 2

23/11/2022 04:12 GMT +7
  • Nguồn: Báo Sóc Trăng
  • Thứ Tư, 23/11/2022 | 04:12

STO - Phòng, chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (khai thác IUU) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được tỉnh Sóc Trăng tích cực thực hiện, nhằm gỡ “thẻ vàng” của Ủy ban Châu Âu (EC) đối với ngành thủy sản Việt Nam tại 28 tỉnh, thành phố ven biển, trong đó có tỉnh Sóc Trăng.

Hành vi khai thác bất hợp pháp (Điều 60 Luật Thủy sản năm 2017)

Khai thác thủy sản không có giấy phép. Khai thác thủy sản trong vùng cấm khai thác, trong thời gian cấm khai thác; khai thác, vận chuyển thủy sản cấm khai thác; khai thác loài thủy sản có kích thước nhỏ hơn quy định; sử dụng nghề, ngư cụ khai thác bị cấm (chất nổ, xung điện, kích thước mắt lưới nhỏ hơn quy định...).

Khai thác trái phép loài thủy sản thuộc danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm. Khai thác thủy sản trái phép trong vùng biển thuộc quyền quản lý của tổ chức quản lý nghề cá khu vực, quốc gia và vùng lãnh thổ khác. Khai thác thủy sản vượt sản lượng theo loài, khai thác sai vùng, quá hạn ghi trong giấy phép. Không ghi, ghi không đầy đủ, không đúng, không nộp nhật ký khai thác thủy sản, không báo cáo theo quy định. Tự ý đóng mới, cải hoán tàu cá, chuyển đổi nghề, đặc biệt là tàu giã cào.

Các tàu cá treo cờ Tổ quốc sẵn sàng cho những chuyến ra khơi khai thác thủy sản. Ảnh: PHƯỚC LIÊU

Không trang bị hoặc trang bị không đầy đủ hoặc không vận hành thiết bị thông tin liên lạc và thiết bị giám sát hành trình theo quy định. Không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định. Ngăn cản, chống đối người có thẩm quyền thực hiện kiểm tra, giám sát sự tuân thủ đối với các quy định về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Che giấu, giả mạo hoặc hủy chứng cứ vi phạm quy định liên quan đến khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Chuyển tải hoặc hỗ trợ cho tàu đã được xác định có hành vi khai thác thủy sản bất hợp pháp, trừ trường hợp bất khả kháng.

Tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam thủy sản, sản phẩm thủy sản có nguồn gốc từ khai thác thủy sản bất hợp pháp. Sử dụng tàu cá không quốc tịch hoặc mang quốc tịch của quốc gia không phải là thành viên để khai thác thủy sản trái phép trong vùng biển quốc tế thuộc thẩm quyền của tổ chức quản lý nghề cá khu vực. Sử dụng tàu cá để khai thác thủy sản không theo quy đinh về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong vùng biển quốc tế thuộc thẩm quyền của tổ chức quản lý nghề cá khu vực.

Xử phạt vi phm hành chính trong lĩnh vực thủy sản (Nghị định số 42/2019/NĐ-CP, ngày 16/5/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản)

Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản, bao gồm: bảo vệ nguồn lợi thủy sản; khai thác thủy sản; quản lý tàu cá và quản lý thuyền viên tàu cá; nuôi trồng thủy sản, thu gom, sơ chế, bảo quản, vận chuyển, chế biến, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu thủy sản; không có giấy phép khai thác thủy sản hoặc giấy phép khai thác thủy sản đã hết hạn khai thác thủy sản trong vùng biển Việt Nam; che giấu, giả mạo hoặc hủy chứng cứ vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản; không trang bị thiết bị giám sát hành trình (tùy vào chiều dài của tàu)... sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, mức cao nhất đối với cá nhân là 1 tỷ đồng, tổ chức là 2 tỷ đồng.

Chủ tàu cá có một trong các hành vi vi phạm: sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét không có giấy phép khai thác thủy sản hoặc giấy phép khai thác thủy sản đã hết hạn khai thác thủy sản trong vùng biển Việt Nam; không trang bị thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét theo quy định; không ghi nhật ký khai thác thủy sản, nhật ký thu mua chuyển tải thủy sản đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên thì bị phạt tiền từ 300 triệu đồng - 500 triệu đồng.

Chủ tàu cá có hành vi vi phạm: khai thác thủy sản tại vùng biển của quốc gia, vùng lãnh thổ khác hoặc vùng biển thuộc quyền quản lý của tổ chức nghề cá khu vực mà không có giấy phép hoặc giấy phép hết hạn hoặc không có giấy chấp thuận hoặc giấy chấp thuận hết hạn; không trang bị thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên theo quy định thì bị phạt tiền từ 800 triệu đồng đến 1 tỷ đồng.

Bên cạnh đó còn buộc chủ tàu cá phải chi trả toàn bộ kinh phí đưa ngư dân bị cơ quan có thẩm quyền nước ngoài bắt giữ về nước và các chi phí liên quan khác đối với hành vi vi phạm quy định khai thác thủy sản tại vùng biển của quốc gia, vùng lãnh thổ khác.

Ngoài ra thuyền trưởng, thuyền viên sang vùng biển nước ngoài để đánh bắt hải sản còn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 300 triệu đồng - 500 triệu đồng đối với hành vi qua lại biên giới quốc gia mà không làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định theo điểm a khoản 3 Điều 17 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ.

PHƯỚC LIÊU

Bình Luận

Ý kiến bạn đọc
Tin cùng chuyên mục
>> Xem thêm

Báo Sóc Trăng Online - baosoctrang.org.vn
Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Sóc Trăng
Tổng Biên tập: Nguyễn Văn Triều

Phó Tổng Biên tập: Lê Hoàng Bắc - Lê Minh Trường - Trần Thị Thu Thảo
Giấy phép xuất bản số: 833/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 30-12-2021
Tòa soạn: Số 02, Trần Văn Sắc, Phường 2, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng
Điện thoại: 0299 3 822499 - Fax: 0299 3 622049 
Email: baosoctrangdientu@gmail.com hoặc toasoanbaosoctrang@gmail.com
Báo Sóc Trăng giữ bản quyền nội dung trên website này

Tổng số lượt truy cập: