• Đời sống xã hội

Lao động nông thôn có việc làm sau đào tạo nghề đạt hơn 78%

27/10/2017 05:00 GMT +7
  • Nguồn: Báo Sóc Trăng
  • Tác giả: KGT
  • Thứ Sáu, 27/10/2017 | 05:00

STO - Chiều ngày 26-10, đồng chí Phan Thanh Mừng - Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh đã có buổi làm việc với đoàn giám sát tình hình triển khai thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn” từ năm 2011 đến nay.

Theo báo cáo, kết quả thực hiện chính sách của đề án từ năm 2011 đến tháng 8-2017, tổng số tuyển sinh đào tạo nghề cho lao động nông thôn được 55.845 người, nâng tổng số tuyển sinh từ khi thực hiện Đề án 1956 đến nay là 63.932 người, tỷ lệ lao động nông thôn được đào tạo nghề đạt 49,68% so với chỉ tiêu kế hoạch. Tổng số tốt nghiệp đào tạo nghề cho lao động nông thôn được 53.189 người, nâng tổng số tốt nghiệp từ khi thực hiện Đề án 1956 đến nay là 61.034 người. Tỷ lệ có việc làm sau đào tạo nghề cho lao động nông thôn đạt 78,15%, vượt 8,15% so với chỉ tiêu kế hoạch đề ra. 

Tổng kinh phí hỗ trợ lao động nông thôn học nghề là 116,654 tỉ đồng, trong đó, ngân sách Trung ương hỗ trợ là 42,379 tỉ đồng, ngân sách tỉnh hỗ trợ 22,377 tỉ đồng, ngân sách huyện hỗ trợ và xã hội hóa trong đào tạo nghề cho lao động nông thôn 51,898 tỉ đồng.

Quang cảnh buổi làm việc với đoàn giám sát.

Về chính sách đối với người học, lao động nông thôn thuộc diện người có công với cách mạng, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, người bị thu hồi đất canh tác, ngư dân, lao động nữ mất việc làm được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn. Đối với lao động nông thôn học nghề trình độ cao đẳng, trung cấp được miễn, giảm học phí theo quy định.

Đối với giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề thường xuyên phải xuống các nơi thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn để dạy nghề được hưởng chính sách theo quy định. Trường Cao đẳng Nghề, các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên được đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm các trang thiết bị đầy đủ để phục vụ cho công tác đào tạo nghề.

Tại buổi làm việc, các đại biểu có ý kiến xoay quanh nội dung: thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong đào tạo nghề cho lao động nông thôn; dạy nghề theo đơn đặt hàng; thanh lý máy móc, cơ sở vật chất không còn phù hợp với công tác dạy nghề, đào tạo nghề; khó khăn khi thu hút lao động nông thôn học nghề; nâng cao chất lượng đào tạo nghề…

Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Phan Thanh Mừng đề nghị: “Đoàn giám sát tình hình triển khai thực hiện Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn từ năm 2011 đến nay bổ sung, làm rõ các nội dung đề xuất, kiến nghị tại buổi làm việc để hoàn chỉnh lại dự thảo báo cáo giám sát.

KGT

Bình Luận

Ý kiến bạn đọc
Tin cùng chuyên mục
>> Xem thêm

Báo Sóc Trăng Online - baosoctrang.org.vn
Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Sóc Trăng
Tổng Biên tập: Nguyễn Văn Triều

Phó Tổng Biên tập: Lê Hoàng Bắc - Lê Minh Trường - Trần Thị Thu Thảo
Giấy phép xuất bản số: 833/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 30-12-2021
Tòa soạn: Số 02, Trần Văn Sắc, Phường 2, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng
Điện thoại: 0299 3 822499 - Fax: 0299 3 622049 
Email: baosoctrangdientu@gmail.com hoặc toasoanbaosoctrang@gmail.com
Báo Sóc Trăng giữ bản quyền nội dung trên website này

Tổng số lượt truy cập: