Đại biểu đóng góp ý kiến tại buổi họp. Ảnh: THẠCH PÍCH
Theo Viện Chiến lược và phát triển giao thông vận tải, mục tiêu nghiên cứu đề xuất các cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư, khai thác nhằm sớm thu hút nhà đầu tư triển khai xây dựng bến cảng Trần Đề, Cảng biển Sóc Trăng; tổng quan về bến cảng biển Trần Đề; kinh nghiệm xây dựng cơ chế, chính sách; khung cơ chế, chính sách của đề án; tiến độ và kế hoạch triển khai đề án.
Theo đó, phương án đầu tư Cảng biển Trần Đề được phân chia Dự án thành phần số 1: đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng khu dịch vụ hậu cần; Dự án thành phần số 2: tuyến đường sau cảng kết nối từ Quốc lộ 91B (đường Nam Sông Hậu) đến cầu vượt biển 6,3km; Dự án thành phần số 3: cầu vượt biển dài 17,8km; Dự án thành phần số 4: đê/kè chắn sóng, nạo vét luồng tàu, vũng quay tàu, hệ thống báo hiệu hàng hải ngoài khơi; Dự án thành phần số 5: bến cảng ngoài khơi Trần Đề, bến cảng tiếp chuyển phía bờ, cầu dẫn kết nối cầu vượt biển với bến cảng…
Tại cuộc họp, các đại biểu đã trao đổi, thảo luận nhiều vấn đề liên quan đến kết cấu hạ tầng, những cơ chế, chính sách để thúc đẩy thu hút đầu tư phát triển Cảng biển Trần Đề phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
Đồng chí Trần Văn Lâu ghi nhận những ý kiến đóng góp của các đại biểu liên quan đến cơ chế, chính sách đầu tư phát triển Cảng biển Trần Đề. Đồng thời, đề nghị đơn vị tư vấn, các đơn vị có liên quan nghiên cứu, quan tâm đến Đề án tổng thể Cảng biển Trần Đề, khẩn trương lập đề án, dữ liệu, công tác phối hợp, các hồ sơ, quy trình thủ tục. Phải có cơ chế, chính sách làm nổi bật sự hấp dẫn để kêu gọi thu hút các nhà đầu tư phát triển cảng biển Trần Đề, quy hoạch bền vững, đặc biệt là phương án đấu thầu để chọn nhà đầu tư cho cả dự án…
THẠCH PÍCH
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin