STO - Cống âu Rạch Mọp, nằm trên địa bàn xã Song Phụng, huyện Long Phú và xã Nhơn Mỹ, huyện Kế Sách (Sóc Trăng). Đây là hạng mục công trình trọng yếu thuộc Dự án Công trình kiểm soát nguồn nước bờ Nam sông Hậu, được khởi công từ năm 2023 và đã hoàn thành, chính thức đưa vào sử dụng vào trung tuần tháng 4/2025. Đây là công trình do Trung ương triển khai thực hiện tại tỉnh Sóc Trăng, nhằm kiểm soát nguồn nước với những cống, âu thuyền trên địa bàn tỉnh, còn tạo nên sự liên kết liên vùng trong khu vực bán đảo Cà Mau, kiểm soát xâm nhập mặn các tỉnh tiếp giáp bờ biển Đông, biển Tây, tạo thành hồ trữ ngọt tự nhiên trên các sông, kênh, rạch.
STO - Từ giữa tháng 3/2025 đến nay, giá heo hơi tăng cao, người nuôi heo trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng rất phấn khởi vì tăng thêm lợi nhuận. Theo nhiều hộ chăn nuôi, giá heo hơi năm nay tăng cao hơn so cùng kỳ năm trước từ 14.000 - 24.000 đồng/kg, đem về lợi nhuận cho hộ nuôi heo từ 2,5 - 4,2 triệu đồng/con (100kg/con).
STO - Khoảng 3 năm trở lại đây, nhiều nông dân trồng lúa trên địa bàn xã Kế Thành, huyện Kế Sách (Sóc Trăng) đã chuyển từ trồng lúa sang trồng dưa hấu đem về thu nhập tốt. “Chúng tôi trồng 1 vụ dưa hấu thu lợi nhuận cao hơn gấp nhiều lần so với trồng 1 vụ lúa”, đó là lời chia sẻ chung của nhiều hộ dân trồng dưa hấu dưới chân ruộng tại xã Kế Thành.
STO - Huyện Kế Sách (Sóc Trăng) có diện tích cây ăn trái chiếm hơn 50% diện tích cây ăn trái toàn tỉnh và được xem là “thủ phủ” của nhiều loại cây ăn trái khác nhau, trong đó có nhiều loại trái cây đặc sản (vú sữa tím, vú sữa lò rèn, bưởi, xoài, nhãn, sầu riêng, măng cụt...) cung ứng cho thị trường trong nước, kể cả xuất khẩu. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, do biến đổi khí hậu, vào các tháng mùa khô thường xảy ra hạn hán, xâm nhập mặn đã gây ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của các loại cây ăn trái. Để bảo vệ vườn cây ăn trái trong mùa khô, hầu hết nhà vườn tích cực thực hiện các biện pháp phòng chống, ứng phó hạn, mặn.
STO - Để đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, các địa phương trong huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) đang tích cực thực hiện công tác thủy lợi nội đồng kết hợp với phát triển giao thông nông thôn. Đáng chú ý, nhiều địa phương đã hoàn thành và vượt chỉ tiêu đề ra, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất.
STO - Trong những năm qua, nhờ hệ thống kênh thủy lợi nội đồng khép kín đảm bảo ngăn mặn, trữ ngọt, phục vụ tốt nguồn nước tưới tiêu trong sản xuất, nhất là vào thời điểm mùa khô, sau khi thu hoạch lúa vụ Đông - Xuân, huyện Trần Đề (Sóc Trăng) đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nông dân đưa màu xuống chân ruộng, nhằm tăng thu nhập và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.
STO - Sóc Trăng có đến 74.000ha diện tích nuôi thủy sản, trong đó nuôi tôm nước lợ 51.000ha, nuôi thủy sản nước ngọt và cá các loại 19.550ha và nuôi thủy sản khác 3.450ha. Các loại cá được nuôi chuyên canh, nuôi xen canh trong ao tôm và chuyển hẳn ao nuôi tôm sang cá. Với các ao đã từng nuôi tôm được hộ chuyển sang nuôi cá thì lợi nhuận của cá tốt hơn nhiều so với nuôi tôm nên hộ nuôi rất phấn khởi và duy trì nuôi trong nhiều năm qua.
STO - Ngày 16/3, tại Trung tâm Hội nghị Toàn Thịnh (thành phố Sóc Trăng), Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội nghị giải pháp về quản lý môi trường và phòng một số bệnh trên tôm nuôi. Đồng chí Quách Thị Thanh Bình - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh chủ trì hội nghị.
STO - Tỉnh Sóc Trăng luôn quan tâm đến việc phát triển các giống lúa chất lượng cao, lúa đặc sản, cao sản nhằm nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn tỉnh. Cùng với việc đẩy mạnh sản xuất và cơ cấu mùa vụ phù hợp để thích ứng biến đổi khí hậu và nâng cao năng suất, chất lượng lúa, thì công tác liên kết tiêu thụ lúa rất được chú trọng, bởi việc liên kết nhằm tạo đầu ra ổn định cho nông dân trồng lúa.