Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh: TẤN PHÁT
Thời gian qua, công tác triển khai thực hiện Chương trình luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, sự điều hành quyết liệt của UBND tỉnh và sự tham gia tích cực của các ngành, đoàn thể các cấp. Đến nay, tỉnh đã xây dựng cơ bản đầy đủ hệ thống các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, cơ chế quản lý triển khai Chương trình theo quy định của Trung ương và phù hợp với tình hình địa phương. Bên cạnh đó, công tác thông tin, tuyên truyền Chương trình được các cấp, các ngành và địa phương tập trung thực hiện hiệu quả bằng nhiều hình thức phong phú, sáng tạo, thích ứng an toàn với dịch bệnh Covid-19. Qua đó tạo sự đồng thuận của người dân về chủ trương triển khai thực hiện Chương trình. Kết quả tính đến ngày 31/12/2022, toàn tỉnh đã giải ngân vốn trên 90 tỷ đồng để triển khai thực hiện các dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương.
Tại hội nghị, các thành viên tổ công tác và lãnh đạo một số sở, ngành có liên quan đã thảo luận, làm rõ một số vấn đề như: việc phân bổ nguồn vốn thực hiện Chương trình tại các địa phương; việc triển khai chính sách vốn vay tín dụng; vấn đề bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số; công tác đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc thiểu số; công tác truyền thông trong thực hiện Chương trình…
Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Tạ Thị Yên ghi nhận và đánh giá cao kết quả triển khai Chương trình trong thời gian qua của Ban Dân tộc và các sở, ngành có liên quan. Đối với các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của Ban Dân tộc và các sở, ngành, tổ công tác ghi nhận để báo cáo với đoàn giám sát của Quốc hội, qua đó kiến nghị đến Quốc hội nhằm tháo gỡ, góp phần triển khai thực hiện tốt Chương trình trong thời gian tới.
TẤN PHÁT
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin