* Trong tuần qua, tổng diện tích nhiễm dịch hại trên lúa Hè - Thu 2024 ở Sóc Trăng là 9.836ha (tăng 563ha), tăng trên các đối tượng như sâu đục thân, chuột, bệnh đạo ôn, cháy bìa lá, lem lép hạt… Hầu hết các đối tượng gây hại ở mức độ nhẹ đến trung bình, riêng bệnh đạo ôn lá, lem lép hạt, thối bẹ, chuột xuất hiện diện tích nhiễm nặng, cụ thể là bệnh đạo ôn lá 2.977ha (tăng 344ha), trong đó có 113ha nhiễm nặng (>20 - 40% lá bệnh), chủ yếu trên giống OM18, Đài Thơm 8, OM5451, tập trung tại các huyện Kế Sách, Long Phú và thành phố Sóc Trăng; bệnh lem lép hạt 1.061ha (tăng 110ha), có 1ha nhiễm nặng tại huyện Kế Sách, trên giống OM5451; thối bẹ nhiễm 114ha (nặng 7ha); chuột gây hại 464ha (nặng 5ha)…
* Tại Sóc Trăng, mặn xâm nhập trong tháng 7/2024 có xu hướng giảm so với tháng 6 trước đó, ở các tuyến sông, rạch khu vực nội đồng thuộc các huyện Kế Sách, Long Phú, Châu Thành, Thạnh Trị và thị xã Ngã Năm có độ mặn 0‰. Theo khuyến cáo của ngành chuyên môn, các hộ nuôi cá nước ngọt cần theo dõi môi trường thường xuyên, nhất là yếu tố độ mặn trong quá trình thay nước cá, đồng thời quản lý chặt chẽ yếu tố Oxy hòa tan, pH, kiềm và hàm lượng khí độc trong ao nuôi; cho ăn vừa đủ, tránh dư thừa thức ăn, thường xuyên xử lý vi sinh xử lý đáy ao và bón vôi để ổn định môi trường; không được xả nước thải, bùn thải chưa qua xử lý ra ngoài môi trường tự nhiên. Đối với vùng nuôi cá tra thương phẩm, người nuôi cần quản lý ao nuôi cá tra theo Quy chuẩn Việt Nam QCVN 02-20:2014/BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về cơ sở nuôi cá tra đảm bảo vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm. Người nuôi tôm cần thường xuyên cập nhật thông tin về quan trắc môi trường nước phục vụ nuôi trồng thủy sản, thông tin cảnh báo dịch bệnh, bản tin dự báo về thời tiết, khí tượng thủy văn và giá cả vật tư, tôm thương phẩm để chủ động trong sản xuất.
TÂM ĐỊNH
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin