Đại biểu tham dự buổi tập huấn. Ảnh: THÚY LIỄU
Trong 1 ngày diễn ra tập huấn thông qua hình thức thảo luận, làm việc nhóm, chơi trò chơi, các chuyên gia tư vấn đã chia sẻ đến các học viên về việc tìm hiểu tổng quan về khuyết tật và hòa nhập khuyết tật trong tham gia thực hiện Đề án 1 triệu hécta lúa chất lượng cao; các rào cản, phương pháp vượt qua rào cản và lồng ghép hòa nhập người khuyết tật trong các hoạt động của đề án. Bên cạnh đó, các học viên cũng được tập huấn các kiến thức cơ bản về giới và bình đẳng giới, những vấn đề về giới trong sản xuất và kinh doanh lúa gạo và lồng ghép giới trong các hoạt động của đề án...
Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng chia sẻ các vấn đề bình đẳng giới và công bằng xã hội khi tham gia đề án; nâng cao năng lực, ký kết hợp đồng liên kết cần ưu tiên cho các hợp tác xã; các hợp phần đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng tại vùng chuyên canh và đảm bảo người khuyết tật có thể tiếp cận đề án; việc hỗ trợ, thực hiện tốt các chính sách đảm bảo phúc lợi cho nông dân, hợp tác xã tham gia đề án…
Đồng chí Trần Tấn Phương - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sóc Trăng cho biết, thực hiện Đề án Phát triển bền vững 1 triệu hécta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030 tại tỉnh Sóc Trăng, tỉnh triển khai thực hiện trên địa bàn 9 huyện, thị xã, thành phố, bao gồm 2 giai đoạn: giai đoạn 1 (năm 2024 - 2025) với diện tích thực hiện 38.500ha đã đăng ký với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; giai đoạn 2 (năm 2026 - 2030), triển khai thực hiện thêm 33.500ha lúa chất lượng cao, nâng tổng số diện tích lúa chất lượng cao giảm phát thải thấp lên 72.000ha, theo diện tích đã đăng ký tham gia của tỉnh với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
THÚY LIỄU
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin