Quang cảnh hội nghị trực tuyến tại điểm cầu Sóc Trăng. Ảnh: THÚY LIỄU
Để nhập khẩu các sản phẩm nông, lâm, thủy sản vào thị trường châu Âu (EU), EU đã đặt ra một số yêu cầu cho thủy sản Việt Nam đó là thủy sản nuôi phải xây dựng, triển khai và được EU công nhận chương trình giám sát quốc gia về tồn dư các hoạt chất theo quy định không được phép sử dụng trong thủy sản nuôi; sản phẩm nông sản, thủy sản vào EU phải xây dựng, triển khai và được EU công nhận chương trình giám sát an toàn vệ sinh vùng thu hoạch. Hằng năm, các nước xuất khẩu phải báo cáo EU kết quả triển khai chương trình giám sát, định kỳ EU sẽ sang thanh tra thực tế việc xây dựng, triển khai chương trình; lập danh sách với toàn bộ cơ sở tham gia trong chuỗi...
Thị trường Trung Quốc yêu cầu các cơ sở bao gói tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cua, tôm hùm sống phải có tên trong danh sách riêng được Trung Quốc công nhận. Các cơ sở nuôi này phải được cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản địa phương kiểm tra, chứng nhận điều kiện an toàn thực phẩm, điều kiện vệ sinh thú y và được cấp mã số; các yêu cầu về phòng, chống Covid-19…
Yêu cầu của thị trường Nhật Bản đối với sản phẩm nông, lâm, thủy sản khi nhập khẩu vào Nhật là phải thực hiện các luật về bảo vệ thực vật, kiểm dịch, quy định về hóa chất nông nghiệp, bảo vệ các cây trồng và hạt giống, an toàn sản phẩm tiêu dùng. Thị trường Úc và New Zealand quy định về các tiêu chuẩn áp dụng đối với thực phẩm quy định trong tiêu chuẩn thực phẩm nhập khẩu vào Úc và New Zealand; đồng thời, nhập khẩu đạt các yêu cầu về an toàn thực phẩm của Úc…
Đồng chí Lê Thanh Hòa - Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam chia sẻ, từ khi Việt Nam ký kết các hiệp định thương mại tự do thì việc xuất khẩu các sản phẩm nông, lâm, thủy sản của nước ta vào thị trường các nước thuận lợi hơn, đặc biệt là vào thị trường châu Âu và các nước Bắc Á. Tuy nhiên, việc nhập khẩu vào thị trường các nước thường xuyên có sự thay đổi về các quy định nhập khẩu, do đó, để sản phẩm nông, lâm, thủy sản Việt Nam chấp hành đúng quy định của các thị trường quốc tế thì cần phải cập nhật thông tin thường xuyên về các quy định của từng thị trường. Vì vậy, thông qua hội nghị này, Văn phòng SPS Việt Nam mong muốn tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các bên liên quan trong nước, đặc biệt là nâng cao nhận thức và cập nhật kiến thức cho các hợp tác xã, cơ sở sản xuất sản phẩm nông, lâm, thủy sản khi đưa sản phẩm đi xuất khẩu…
THÚY LIỄU
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin