Trong tháng 10 và tháng 11/2024, Ban Dân tộc tỉnh chủ trì phối hợp Tòa án nhân dân tỉnh và UBND các huyện, thị xã phối hợp tổ chức 8 phiên tòa tái hiện xét xử các vụ án hình sự và hội nghị thông tin chính sách pháp luật mới liên quan đến đồng bào dân tộc thiểu số năm 2024. Điều này để triển khai thực hiện tốt nội dung số 2 về phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số thuộc Tiểu dự án 01, Dự án 10 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số năm 2024. Thông qua 8 phiên tòa tái hiện đã tuyên truyền phong phú, đa dạng liên quan đến nhiều lĩnh vực đời sống xã hội như: hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm con người, các tệ nạn xã hội như ma túy, mua bán người, hủy hoại nguồn lợi thủy sản, trật tự an toàn giao thông, chống người thi hành công vụ.
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: SỚM MAI |
Những tình huống được tái hiện giúp cho đại biểu dự hội nghị và người dân nhận thức đầy đủ, rõ hơn các hành vi phạm tội, hậu quả pháp lý để lại cho bản thân, gia đình và xã hội. Từ đó, đã tác động tích cực đến công tác phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội, góp phần giảm thiểu các vi phạm pháp luật trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Cùng với đó, việc tổ chức các phiên tòa tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt là ở các khu vực nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số khó tiếp cận hệ thống thông tin pháp luật đã góp phần xây dựng niềm tin vào công lý và hệ thống pháp luật của nhà nước ta.
Do lần đầu Ban Dân tộc tỉnh phối hợp tổ chức phiên tòa tái hiện nên có nhiều vấn đề cần rút kinh nghiệm. Tại hội nghị, các đại biểu có nhiều ý kiến đề xuất, đóng góp như: vấn đề vi phạm an toàn giao thông trong học sinh đáng quan tâm, cần mở rộng đối tượng tuyên truyền; mời đối tượng trả lời thắc mắc của học sinh, người dân phải đảm bảo, phù hợp, thuyết phục; nhân vật đóng giả bị cáo ở một vài phiên tòa chưa phù hợp; đoàn công tác cần thông tin, phối hợp chặt chẽ hơn với địa phương để có sự chuẩn bị tốt hơn hoặc lồng ghép dẫn chứng thêm về tình hình thực tế địa phương; cần tái hiện hoặc giả định một số vấn đề bức xúc của địa phương, vụ án xảy ra tại địa phương để tuyên truyền trong nhân dân; đề nghị Ban Dân tộc tỉnh cần có thời gian để phòng dân tộc huyện chủ động đề xuất vấn đề cần tuyên truyền; đề xuất đẩy mạnh tuyên truyền mạnh trên các kênh thông tin đại chúng về các phiên tòa tái hiện…
Đồng chí Lâm Hoàng Mẫu đánh giá cao tinh thần, trách nhiệm từng thành viên và đơn vị phối hợp trong việc thực hiện 8 phiên tòa tái diện. Các đề xuất, ý kiến của các đại biểu rất thiết thực, phù hợp với thực tế, Ban Dân tộc tỉnh ghi nhận, tiếp thu và sẽ nghiên cứu để thực hiện có hiệu quả trong công tác tuyên truyền năm 2025.
SỚM MAI
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin