Về hạn mức giao đất ở cho cá nhân tại đô thị, hạn mức giao đất ở cho cá nhân tại nông thôn thì hạn mức giao đất ở cho cá nhân tại đô thị là không quá 200m2/cá nhân; còn hạn mức giao đất ở cho cá nhân tại nông thôn là không quá 300m2/cá nhân. Ảnh: QUANG BÌNH |
Theo đó, tại Điều 1 về phạm vi điều chỉnh thì Quyết định này quy định chi tiết điểm n khoản 1 Điều 137, khoản 4 Điều 139, khoản 5 và khoản 6 Điều 141, khoản 5 Điều 176, khoản 3 Điều 177, khoản 2 Điều 195, khoản 2 Điều 196, khoản 4 Điều 213 và khoản 4 Điều 220 Luật Đất đai số 31/2024/QH15. Các nội dung không quy định tại Quyết định này thì thực hiện theo quy định của Luật Đất đai và các quy định pháp luật hiện hành.
Điều 2 về đối tượng áp dụng thì người sử dụng đất và các đối tượng khác liên quan đến việc sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng; cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đất đai; tổ chức đăng ký đất đai và các đơn vị khác có liên quan trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
Điều 3 về hạn mức giao đất ở cho cá nhân tại đô thị, hạn mức giao đất ở cho cá nhân tại nông thôn thì hạn mức giao đất ở cho cá nhân tại đô thị là không quá 200m2/cá nhân; còn hạn mức giao đất ở cho cá nhân tại nông thôn là không quá 300m2/cá nhân. Không áp dụng hạn mức giao đất ở đối với các trường hợp: Nhà nước giao đất để thực hiện dự án phát triển nhà ở; đấu giá quyền sử dụng đất ở; Nhà nước cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ các loại đất khác sang đất ở; Nhà nước bồi thường bằng việc giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất.
Điều 4 về hạn mức công nhận đất ở thì hạn mức công nhận đất ở quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 141 Luật Đất đai đối với trường hợp sử dụng đất trước ngày 18/12/1980 và từ ngày 18/12/1980 đến trước ngày 15/10/1993, như sau: Hạn mức công nhận đất ở tại đô thị là không quá 200m2/cá nhân. Hạn mức công nhận đất ở tại nông thôn là không quá 300m2/cá nhân.
Điều 5. Hạn mức giao đất cho tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc: Diện tích đất sử dụng cho hoạt động tôn giáo giao cho tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc xác định theo quy mô công trình, tính chất, nhu cầu sử dụng đất nhưng không quá 5.000 m2. Trường hợp công trình, dự án của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có nhu cầu sử dụng đất lớn hơn hạn mức quy định tại khoản 1 Điều này thì căn cứ tình hình thực tế hoạt động của cơ sở tôn giáo đó, quỹ đất của địa phương, UBND tỉnh xem xét, quyết định diện tích đất giao cho từng trường hơp cụ thể.
Điều 6 về hạn mức giao đất chưa sử dụng cho cá nhân để đưa vào sử dụng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt: Hạn mức giao đất cho cá nhân đối với đất trồng cây hằng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối là không quá 3ha; hạn mức giao đất cho cá nhân đối với đất trồng cây lâu năm, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất là không quá 10ha. Hạn mức giao đất nông nghiệp quy định tại khoản 4 Điều 139 Luật Đất đai là hạn mức quy định tại khoản 1 và 2 Điều này.
Điều 7 về hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân: Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân không quá 15 lần hạn mức giao đất nông nghiệp của cá nhân đối với mỗi loại đất theo quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 176 Luật Đất đai.
Điều 8 về điều kiện tách thửa đất, hợp thửa đất: Việc tách thửa đất, hợp thửa đất phải bảo đảm các nguyên tắc, điều kiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 220 Luật Đất đai và đảm bảo các điều kiện sau:
Tách thửa đất: Phần diện tích tách thửa đất không thuộc trong diện tích đất đã có Thông báo thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền còn hiệu lực theo quy định tại khoản 5 Điều 85 Luật Đất đai. Việc tách thửa đất phi nông nghiệp phải đảm bảo có cạnh tiếp giáp lối đi tối thiểu một mét trong cùng thửa đất, được kết nối với giao thông công cộng. Riêng đối với thửa đất phi nông nghiệp có nguồn gốc được công nhận quyền sử dụng đất không tiếp giáp lối đi, tuyến giao thông nhưng tiếp giáp kênh thủy lợi, sông, rạch, bờ kênh thì cho phép tách thửa đất. Đối với thửa đất phi nông nghiệp kết hợp với nông nghiệp thì áp dụng hạn mức tối thiếu tách thửa đối với loại đất phi nông nghiệp được quy định tại Điều 9 Quy định này. Thửa đất thuộc dự án bất động sản và khu tái định cư thì thực hiện tách thửa theo quy hoạch được cấp thẩm quyền phê duyệt. Trường hợp chuyển mục đích một phần thửa đất mà diện tích xin chuyển mục đích và diện tích còn lại đảm bảo hạn mức tách thửa theo quy định tại Điều 9 Quy định này thì thực hiện tách thửa đất và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho từng thửa đất mới.
Hợp thửa đất: Việc hợp các thửa đất phải bảo đảm các thửa đất liền kề, có cùng mục đích sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất, hình thức trả tiền thuê đất, trừ trường hợp toàn bộ hoặc một phần thửa đất có đất ở và đất khác trong cùng thửa đất với nhau và trường hợp hợp thửa đất có đất ở và đất khác trong cùng thửa đất với thửa đất ở. Ví dụ: “Thửa đất ở + đất khác” được hợp thửa với “thửa đất ở + đất khác” hoặc “thửa đất ở” được hợp thửa với “thửa đất ở + đất khác” (đất khác là một loại đất bất kỳ). Trường hợp thửa đất được tách thửa có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu tách thửa quy định tại Điều 9 Quy định này thì phải thực hiện đồng thời việc hợp thửa với thửa đất liền kề.
Trường hợp không áp dụng điều kiện hợp thửa đất: Đối với trường hợp thửa đất trước đây chưa được công nhận do nằm trong hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng được hợp thửa với thửa đất liền kề phía sau thì không áp dụng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này.
PHƯƠNG ANH (Còn tiếp)
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin