Trọng tâm của nghiên cứu là nhóm tế bào gốc trung mô (MSC). Những tế bào này có khả năng phát triển thành nhiều loại tế bào khác nhau và có tiềm năng cách mạng hóa cách điều trị nhiều bệnh nghiêm trọng và thường không thể chữa khỏi.
MSC hoạt động bằng cách kích hoạt tín hiệu chống viêm trong cơ thể. Điều này có thể giúp giảm viêm mãn tính, vốn được cho là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh như tiểu đường, đột quỵ, bệnh tim và huyết áp cao.
Đặc biệt, liệu pháp này có thể đem lại hy vọng cho bệnh nhân mắc bệnh ghép chống vật chủ - một biến chứng nguy hiểm sau ghép tủy xương hoặc tế bào gốc máu để điều trị bệnh bạch cầu. Ưu điểm của phương pháp này là tính tạm thời. Các tế bào chỉ tồn tại khoảng 48 giờ trong cơ thể nhưng tác dụng chống viêm có thể kéo dài đến 3 tháng. Điều này giảm thiểu nguy cơ hình thành khối u hoặc mô không mong muốn.
Mặc dù vậy, không phải ai cũng đáp ứng với liệu pháp tế bào gốc. Giáo sư le Blanc cho biết: “Khoảng 50% bệnh nhân có đáp ứng hoàn toàn và hồi phục, trong khi 50% không đáp ứng”. Nghiên cứu hiện tại đang tập trung vào việc xác định ai sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ phương pháp điều trị này.
(Theo TTXVN)
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin