Vườn ngò gai của nông dân Điền Đên, Khóm 6, Phường 7, thành phố Sóc Trăng (Sóc Trăng) đang cho thu hoạch. Ảnh: HUỲNH NHƯ |
Trước đây, hội viên, nông dân ở Khóm 6, Phường 7 chỉ chuyên canh sản xuất lúa nên đất nông nghiệp bị bạc màu, cây lúa phát triển không tốt, năng suất thấp. Qua các lớp tập huấn, các buổi chuyển giao khoa học kỹ thuật, nhiều hộ nông dân đã chủ động tìm những loại cây trồng có hiệu quả kinh tế để thay thế, trong đó có mô hình trồng ngò gai. Trồng ngò gai tuy tốn thời gian chăm sóc nhưng chi phí đầu tư thấp. Ban đầu chỉ một vài hộ sản xuất nhỏ lẻ ban đầu, nay mô hình này đã được nhân rộng, nâng lên thành tổ hợp tác, với tổng diện tích sản xuất gần 3ha. Từ khi tham gia tổ hợp tác, các thành viên đã được thông tin về thời vụ, giá cả thị trường, đầu ra của sản phẩm và được tham gia các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật.
Hộ anh Điền Đên, ở Khóm 6, Phường 7 trước kia chỉ chuyên trồng lúa, nhưng khoảng 8 năm nay, anh đã mạnh dạn chuyển đổi 2 công đất lúa bạc màu sang trồng ngò gai. Hiện thương lái đến tận nhà để thu mua với giá 15.000 đồng/kg. Với 2 công ngò gai, mỗi ngày anh bán khoảng 100kg, thu về 1,5 triệu đồng/ngày (chưa trừ chi phí). Ngoài ra, anh còn tận dụng những lá ngò gai bị hư, rửa sạch để cho bò ăn. Thấy việc trồng ngò gai có triển vọng, thời gian tới, anh Đên dự định sẽ mở rộng diện tích trồng ngò gai.
Bên cạnh thu nhập từ rau ngò gai, anh Huỳnh Văn Luân, Khóm 6, Phường 7, thành phố Sóc Trăng (Sóc Trăng) còn bán hạt giống ngò, với giá từ 200.000 đồng/kg trở lên. Ảnh: HUỲNH NHƯ |
Hay hộ anh Huỳnh Văn Luân, ngụ Khóm 6, Phường 7, trước đây cũng chỉ bám vào cây lúa, nhưng khi thấy nông dân trong khóm chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả để trồng ngò gai cho thu nhập ổn định, sau thời gian tìm hiểu, học hỏi, tiếp cận cách làm, anh cũng mạnh dạn chuyển đổi 2.000m2 đất trồng lúa sang trồng ngò. Nhờ chịu khó tìm tòi, học hỏi kỹ thuật cộng với kinh nghiệm bản thân nên ngò gai của anh phát triển tốt, cho thu nhập ổn định hơn gấp nhiều lần trồng lúa.
Các câu hỏi của đoàn viên, thanh niên đã được lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành tỉnh trả lời trực tiếp, cụ thể tại chương trình, đồng thời thông tin thêm một số vấn đề, nội dung mà đoàn viên, thanh niên quan tâm.Rau ngò gai dễ trồng, ít sâu bệnh, trồng một lần có thể thu hoạch nhiều đợt, trồng khoảng 3 tháng là có thể cho thu hoạch. Khi thu hoạch được thương lái tới tận nơi để thu mua với giá trung bình 15.000 đồng/kg, có thời điểm 20.000 đồng/kg. Một số hộ cũng có thể đem ra chợ Trung tâm thành phố Sóc Trăng hoặc vựa rau cải ở xã Đại Tâm (huyện Mỹ Xuyên) để tiêu thụ. Theo kinh nghiệm của nông dân nơi đây, sau khi thu hoạch lá xong, những cây con bắt đầu mọc lên, đa số nông dân còn tập trung chăm sóc những cây con để lấy hạt làm giống dự trữ cho những vụ tiếp theo hoặc làm giống bán với giá thị trường từ 200.000 - 300.000 đồng/kg. |
Với chủ trương phát triển nông nghiệp đô thị theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, cùng với đó, xuất phát từ nhu cầu thực tế tại địa phương, Trạm Khuyến nông thành phố Sóc Trăng cũng đã xây dựng mô hình trình diễn “ủ phân hữu cơ trong sản xuất rau an toàn”, giúp nông dân tham quan, học tập, áp dụng những tiến bộ kỹ thuật mới vào thực tiễn, góp phần làm giảm chi phí sản xuất, ít gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường. Vừa qua, Trạm Khuyến nông thành phố đã hỗ trợ cho một số hộ trồng ngò gai tại Khóm 6 về giống, kỹ thuật chăm sóc, thiết bị vật tư… Nông dân trồng ngò gai rất phấn khởi vì chi phí phân hóa học giảm dần, nhưng năng suất tăng và chất lượng sản phẩm cũng được đảm bảo, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Điểm hay của mô hình Tổ hợp tác Ngò gai hữu cơ nữa là sử dụng phụ phẩm nông nghiệp rơm rạ, phân bò để ủ phân hữu cơ trồng ngò và phụ phẩm từ ngò gai lại là nguồn thức ăn chăn nuôi bò, cho nên ngoài lợi nhuận từ thu hoạch ngò gai, nông dân còn có lãi từ đàn bò của mình. Đây là một trong những mô hình khép kín mang lại hiệu quả kinh tế và có khả năng nhân rộng.
Để mô hình Tổ hợp tác Ngò gai hữu cơ ở Khóm 6 hoạt động có hiệu quả bền vững, thời gian tới, Hội Nông dân Phường 7 sẽ phối hợp, kết hợp với các ngành, đoàn thể có liên quan tiếp tục mở các lớp tập huấn đầu bờ, hướng dẫn các hộ nông dân thực hiện quy trình sản xuất theo hướng GAP (sản xuất nông nghiệp sạch) và sản phẩm sau khi đưa ra thị trường phải đảm bảo 3 yêu cầu về: an toàn cho người sản xuất, an toàn cho người tiêu dùng, an toàn cho môi trường và truy nguyên được nguồn sản xuất. Bên cạnh đó, hội còn là cầu nối để sản phẩm ngò gai được đăng ký trên sàn thương mại điện tử quốc gia, sàn thương mại điện tử Felix.store để sản phẩm được quảng bá rộng rãi, mở ra hướng đi mới cho người nông dân ở địa phương
Ông Trần Quang Thái - Chủ tịch Hội Nông dân Phường 7 cho biết
Có thể nói, mô hình Tổ hợp tác Ngò gai hữu cơ ở Khóm 6 là một mô hình hiệu quả, góp phần nâng cao giá trị sản xuất trên cùng diện tích đất, cải thiện thu nhập cho nông hộ, đóng góp vào sự phát triển kinh tế ở địa phương.
HUỲNH NHƯ
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin