Quang cảnh đại biểu dự cuộc họp. Ảnh: THẠCH PÍCH |
Các hoạt động của Lễ hội gồm: Chương trình khai mạc; Giải đua ghe ngo; Lễ cúng trăng; Hội thi Lôiprotip (thả đèn nước) và trình diễn ghe Cà Hâu; tổng kết bế mạc Lễ hội và Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch kết hợp bế mạc trao thưởng giải đua ghe ngo. Theo đó, chương trình khai mạc Lễ hội dự kiến 120 phút, tại Quảng trường Bạch Đằng (thành phố Sóc Trăng) và sẽ được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV5 của Trung tâm Truyền hình Việt Nam khu vực Tây Nam Bộ; Đài Phát thanh và Truyền hình Sóc Trăng; Đài Phát thanh và Truyền hình các tỉnh, thành phố tham gia Lễ hội. Giải đua ghe ngo diễn ra vào 2 ngày (ngày 14 và 15/11/2024) tại đoạn sông Maspéro (dự kiến có khoảng từ 55 đến 60 đội nam, nữ trong và ngoài tỉnh tham gia).
Còn các hoạt động Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Sóc Trăng, gồm: Hội chợ xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP và đặc sản vùng miền (có khoảng 350 gian hàng); Hội diễn nghệ thuật quần chúng và trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Sóc Trăng; giao lưu di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tỉnh Sóc Trăng với các tỉnh, thành phố kết hợp công diễn nghệ thuật quần chúng và trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Sóc Trăng; tổ chức xác lập kỷ lục Guiness Việt Nam về trình diễn nhạc ngũ âm - di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của người Khmer tỉnh Sóc Trăng có quy mô lớn nhất Việt Nam (số lượng 20 dàn ngũ âm, với khoảng 200 diễn viên, nhạc công tham gia trình diễn); Giải các câu lạc bộ thể dục dưỡng sinh và Gala toàn quốc năm 2024; Hội thao dân tộc; Liên hoan ẩm thực Mekong lần thứ I; trình diễn nghệ thuật ánh sáng; giới thiệu sản phẩm du lịch Sóc Trăng.
Các đại biểu thảo luận, đề xuất, kiến nghị về việc ban hành quy chế chi tiêu, quy định quản lý, thu chi tài chính cho công tác tổ chức Lễ hội; hỗ trợ kinh phí cho các đội ghe ngo, ghe Cà Hâu, logo Lễ hội, bố trí lực lượng canh gác, bảo vệ khán đài đua, bổ sung các thành viên ở một số tiểu ban lễ hội, dự toán kinh phí trong lễ hội, công tác tuyên truyền, vận động tài trợ lễ hội, vệ sinh môi trường, có chế tài quản lý flycam, chỉnh trang đô thị, giải thưởng, hình thức thư mời đại biểu dự khán…
Đồng chí Trần Văn Lâu yêu cầu lãnh đạo UBND thành phố Sóc Trăng chỉ đạo các phường tổ chức ra quân dọn dẹp vệ sinh môi trường; phối hợp với Công ty Cổ phần Công trình Đô thị Sóc Trăng chỉnh trang đô thị trước, xử lý môi trường trước, trong và sau Lễ hội. Lưu ý, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan Thường trực Ban Tổ chức Lễ hội ghi nhận những ý kiến đóng góp của các thành viên ban tổ chức; các Tiểu ban Nội dung, Tuyên truyền, Tiểu ban Vận động tài trợ; Tiểu ban An ninh trật tự và Tiểu ban Hậu cần, Khánh tiết phải xây dựng kế hoạch chương trình làm việc của từng Tiểu ban để phục vụ tốt trong Lễ hội và Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Sóc Trăng. Ban Dân tộc tỉnh có trách nhiệm đi mời các đội ghe ngo ngoài tỉnh tham gia Lễ hội; Sở Tài chính thẩm định và trình Trưởng Ban Tổ chức Lễ hội phê duyệt dự toán kinh phí tổ chức; Sở Thông tin và Truyền thông xây dựng kế hoạch phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức thông tin, tuyên truyền về Lễ hội trên các phương tiện thông tin truyền thông; xây dựng chuyên mục quảng bá, giới thiệu trên cổng thông tin điện tử, Báo Sóc Trăng, Đài Phát thanh và Truyền hình Sóc Trăng tổ chức thực hiện các tin, bài phóng sự, video clip tuyên truyền quảng bá, giới thiệu về Lễ hội. Công an tỉnh phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và đơn vị liên quan xây dựng phương án bảo đảm an ninh trật tự, nhất là công tác bảo đảm an toàn giao thông, phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ trong khuôn khổ Lễ hội; bảo đảm an toàn cho các vận động viên tham gia Giải đua ghe ngo…
THẠCH PÍCH
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin