Đại biểu tham dự tọa đàm. Ảnh: THÚY LIỄU |
Phát biểu tại buổi tọa đàm, đồng chí Quách Thị Thanh Bình chia sẻ, Sóc Trăng luôn xác định thủy sản là ngành giữ vị trí quan trọng, mũi nhọn trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong đó, tôm nước lợ được xem là đối tượng nuôi chủ lực, với sản lượng xếp ở vị trí thứ ba, so với các tỉnh trong vùng. Năm 2023, tỉnh có diện tích thả nuôi tôm hơn 53.511ha, sản lượng đạt hơn 206.334 tấn, kim ngạch xuất khẩu 925 triệu USD. Diện tích nuôi tôm lớn, để bảo vệ tốt môi trường vùng nuôi, ngành Nông nghiệp tỉnh đã vận động, tuyên truyền hộ nuôi tôm nâng cao nhận thức cũng như thực hiện xử lý nguồn chất thải nuôi tôm, thông qua hệ thống biogas; kiểm soát nguồn nước tuần hoàn và nước trước khi thải ra môi trường tự nhiên phải xử lý đạt yêu cầu mới xả thải.
Dự án Tăng cường năng lực chuyển đổi năng lượng tái tạo và quản lý chất thải vì môi trường bền vững ở đồng bằng sông Cửu Long (K1), với mục tiêu là xây dựng môi trường bền vững, nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu tại đồng bằng sông Cửu Long sẽ góp phần cho tỉnh Sóc Trăng phát triển tốt nghề nuôi tôm nước lợ tại tỉnh. Vì vậy, trong thời gian tới ngành Nông nghiệp tỉnh sẽ tiếp tục phối hợp với Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam và các đối tác có liên quan sẽ triển khai thực hiện mô hình “Ứng dụng hệ thống biogas vào việc xử lý, kiểm soát chất thải trong hoạt động nuôi tôm nước lợ” tại vùng nuôi tôm trọng điểm của tỉnh.
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin