Đoàn Ban Chấp hành Trung ương Đảng viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Tang lễ đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được tổ chức theo nghi thức Quốc tang.
Linh cữu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được quàn tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội.
Lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội, bắt đầu từ 7 giờ đến 22 giờ ngày 25 tháng 7 năm 2024 và từ 7 giờ đến 13 giờ ngày 26 tháng 7 năm 2024.
Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức lúc 13 giờ ngày 26 tháng 7 tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội.
Lễ an táng lúc 15 giờ cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch, thành phố Hà Nội.
Lễ viếng, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức cùng thời gian trên tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Đoàn Quốc hội viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Đoàn Chủ tịch nước viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Đoàn Chính phủ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Đoàn Ban Chấp hành Trung ương Đảng viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng các con, cháu và gia đình nội, ngoại vào viếng
Lễ tưởng niệm tại Trường THPT Nguyễn Gia Thiều
Thầy, trò và các thế hệ cựu học sinh Trường THPT Nguyễn Gia Thiều dành 1 phút mặc niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại lễ tưởng niệm.
Tại thôn Lại Đà (Đông Hội, Đông Anh, Hà Nội)
Tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông
Đồng chí Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban tổ chức Lễ tang phát biểu.
Tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh
Đúng 7 giờ, đoàn lãnh đạo, nguyên lãnh đạo, các cơ quan, đơn vị tại Thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương bắt đầu vào viếng Tổng Bí thư tại điểm Hội trường Thống nhất.
Lễ thượng cờ ở quảng trường Ba Đình sáng 25/7
Lễ viếng tại thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh
Có mặt tại khu vực Nhà tang lễ số 5 Trần Thánh Tông, cô Đoàn Thị Ngọc Lan, hội viên Hội Cựu chiến binh thôn Phúc Xuyên, xã Võng Xuyên, huyện Phúc Thọ, Hà Nội cho biết: “Tôi xuống từ hôm qua thuê trọ tại đây để ra từ sớm xếp hàng chờ vào viếng Tổng Bí thư. Từ 4 giờ sáng tôi đã có mặt với đồng đội mình. Tôi rất thương bác khi phục vụ nhân dân đến hơi thở cuối cùng. Trong máy ảnh của tôi lưu giữ rất nhiều ảnh của Tổng Bí thư. Nghe tin bác mất ngày nào tôi cũng khóc. Tôi chỉ mong được viếng bác về nơi an nghỉ cuối cùng, yên giấc ngàn thu”.
Người dân có thể tới viếng Tổng Bí thư tại thôn Lại Đà như thế nào?
Thông tin với phóng viên, Thượng tá Lại Đức Mạnh, Chính trị viên, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Đông Anh cho biết, từ sáng 24/7, mọi công tác chuẩn bị cho lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã được hoàn tất.
Thượng Tá Lại Đức Mạnh, Chính trị viên, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Đông Anh.
Hiện tại, số lượng đăng ký viếng đã lên tới hơn 500 đoàn với hơn 14.000 lượt người tại thôn Lại Đà. Nhân dân có thể tập trung tại 2 địa điểm: trên đường Trường Sa và trước trụ sở Ủy ban nhân dân xã Đông Hội. Từ đây, sau khi xuống xe sẽ có xe điện đưa đón đoàn vào cổng thôn Lại Đà để đăng ký bước 1. Tiếp theo, các đoàn cơ động theo trục đường thôn vào Nhà văn hóa; qua cổng an ninh đăng ký lần 2 theo đoàn để Ban tang lễ giới thiệu rồi chính thức vào viếng.
Người dân bắt đầu xếp hàng tại Nhà tang lễ Quốc gia để chờ vào viếng Tổng Bí thư
Người dân xếp hàng tại ngã tư Trần Hưng Đạo-Lê Thánh Tông.
Dù biết đầu giờ chiều mới được vào viếng Tổng Bí thư, nhưng lúc này tại ngã tư Trần Hưng Đạo-Lê Thánh Tông, dòng người vẫn đổ về và xếp hàng nghiêm ngắn chờ để được vào viếng.
Nhiều người từ xa đến sớm, có mặt từ 4 giờ sáng để được bày tỏ lòng thành kính tới Tổng Bí thư.
Người dân quét QR, trình căn cước công dân để vào viếng Tổng Bí thư.
Hình ảnh tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông sáng 25/7
"Vợ chồng tôi mong sẽ được vào viếng Tổng Bí thư"
Từ 4 giờ sáng, anh Nguyễn Văn Thùy và chị Nguyễn Thị Dung (Nghĩa Đàn, Nghệ An) đã có mặt tại ngã tư Lê Thánh Tông, Trần Hưng Đạo để chờ cơ hội được vào trong Nhà tang lễ Quốc gia viếng Tổng Bí thư. Anh Thùy cho hay, 2 vợ chồng bắt xe từ Nghệ An 22 giờ đêm qua với mong muốn được thắp nén hương viếng Tổng Bí thư. “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người đốt lò vĩ đại, có nhiều cống hiến cho đất nước. Vợ chồng tôi hôm nay chỉ mong sẽ được vào viếng Tổng Bí thư”, anh Thùy chia sẻ.
Đoàn viếng của thôn Lại Đà vào viếng Tổng Bí thư
Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại thôn Lại Đà
Tại thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội), ngay từ sáng sớm, hàng nghìn người dân đã có mặt tại khu vực Nhà văn hóa thôn để chuẩn bị cho lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Cụ Nguyễn Văn Tuế (93 tuổi) chia sẻ: Cả mấy đêm qua, cụ không thể ngủ được. Sau khi nhận được tin Tổng Bí thư qua đời, không chỉ cụ mà tất cả người dân Lại Đà đều vô cùng đau xót. Sáng sớm nay, dù đã yếu, nhưng từ 4 giờ, cụ Tuế đã một mình chống gậy ra khu vực tổ chức lễ viếng khi chưa có ai.
“Quê hương Lại Đà đã sinh ra Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, một người con hết lòng vì đất nước, vì nhân dân. Bởi vậy, chúng tôi vô cùng thương tiếc đồng chí”, cụ Tuế chia sẻ.
Theo kế hoạch, đúng 6 giờ sáng nay, lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ diễn ra tại thôn Lại Đà. Hiện, tất cả các công tác chuẩn bị đã được hoàn tất. Đoàn viếng đầu tiên là gia tộc họ Nguyễn Phú.
NHÓM PV/ BÁO NHÂN DÂN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin