Từ quy luật của việc chữa bệnh cứu người, Bác khái quát, chữa bệnh lâu năm thì phải uống thuốc đắng cay nhiều ngày mới khỏi. Để từ đó, Người lý giải, đối với một người như vậy, đối với một nước cũng như vậy.
Minh chứng cho lý do trên, Bác dùng các mốc thời gian cụ thể để giải thích rằng:
Việt Nam ta bị bệnh mất nước 80 năm trường, tức là hơn 29.000 ngày! Xương tủy bị vi trùng thực dân đục khoét. Lại bị 15 năm - tức là hơn 5.400 ngày chiến tranh tàn phá (kể từ năm 1939, Đại chiến thế giới lần thứ hai).
Người cho rằng, việc Việt Nam ta bị bệnh mất nước nói trên là “Bệnh thật là nặng!”. Đồng thời, Bác cũng khẳng định truyền thống hào hùng của dân tộc Việt Nam. Vì nòi giống Tiên Rồng khí huyết rất khỏe, cho nên sau 8, 9 năm uống thuốc kháng chiến, ta đã thoát khỏi tai nạn mất nước, đập tan cái ách nô lệ giành lại độc lập, chủ quyền. Đó là một kết quả cực kỳ to lớn, nhưng mới là kết quả bước đầu.
Lá cờ Quyết chiến quyết thắng tung bay trên nóc hầm Sở chỉ huy quân Pháp ở Điện Biên Phủ (Ảnh: Báo Nhân Dân) |
Chiến thắng Điện Biên Phủ 7/5/1954 là một trong những chiến thắng vĩ đại nhất của quân và dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trường kỳ, gian khổ. Bác đã từng khẳng định: “Điện Biên Phủ như là một cái mốc chói lọi bằng vàng của lịch sử. Nó ghi rõ nơi chủ nghĩa thực dân lăn xuống dốc và tan rã, đồng thời, phong trào giải phóng dân tộc khắp thế giới đang lên cao đến thắng lợi hoàn toàn… Lần đầu tiên trong lịch sử, một dân tộc bị áp bức đã đánh bại cuộc xâm lược của một đế quốc hùng mạnh, đã giành lại độc lập cho dân tộc, đem lại ruộng đất cho dân cày, đưa lại quyền dân chủ thực sự cho nhân dân”. Đó là việc tổng kết lại chiến thắng Điện Biên Phủ của nhân dân ta, còn trong bài viết này, Bác chỉ dùng từ “bệnh khỏi”. Theo Người, bệnh khỏi, còn phải trải qua một thời kỳ cố gắng gay go, mới đến ngày thật mạnh khỏe. Sau một trận ốm 29.000 ngày, chúng ta phải trải qua một thời kỳ chịu khó, chịu khổ, vượt nhiều khó khăn để khôi phục lại mực sống bình thường về mọi mặt. Cũng như nhà nông làm ruộng, từ khi chuẩn bị gieo mạ cho đến gặt lúa, phải trải nhiều ngày thức khuya dậy sớm, chân lấm tay bùn. Không nên sốt ruột!. Lời khuyên của Người mang giá trị to lớn để toàn Đảng, toàn quân và dân ta ra sức “kiến quốc”.
Bác so sánh từ sau Cách mạng thành công đến ngày khôi phục lại nền kinh tế, Liên Xô đã phải trải qua mười hai năm gian khổ; Trung Quốc trải qua ba năm. Từ đó, Người khẳng định: “Kinh nghiệm thiết thực ấy chứng tỏ rằng sau vài năm phấn đấu gian khổ chúng ta sẽ khôi phục lại kinh tế nước nhà. Với hai bàn tay không, chúng ta đã anh dũng kháng chiến 8, 9 năm, đã giành được tự do, độc lập”.
Để từ đó, Bác kết luận, với lòng nồng nàn yêu nước và chí kiên nhẫn, cố gắng của mọi người dân và mọi tầng lớp, chúng ta nhất định xây dựng được một đời sống hòa bình tươi đẹp, mọi người đều có công ăn việc làm, áo ấm cơm no.
Từ bài viết ngắn gọn, Bác đã để lại cho chúng ta ý nghĩa to lớn về cuộc đấu tranh giành lấy độc lập, kiến thiết nước nhà, mang lại ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.
TRỌNG NHÂN
TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ TRÍCH DẪN
[1] Hồ Chí Minh Biên niên tiểu sử, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hồ Chí Minh và các Lãnh tụ của Đảng, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, năm 2016, tập 5, trang 434.
[2] Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, năm 2011, tập 9, trang 138 - 139.
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin