Đại biểu tham dự cuộc họp. Ảnh: THÚY LIỄU |
Đề án do Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Sóc Trăng làm chủ đầu tư; thực hiện trên địa bàn huyện Trần Đề, huyện Cù Lao Dung và thị xã Ngã Năm. Kinh phí thực hiện hơn 13,3 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách nhà nước gần 6,2 tỷ đồng, vốn đối ứng của các chủ thể tham gia chuỗi giá trị hơn 7,1 tỷ đồng. Mục tiêu của đề án là xây dựng 4 mô hình liên kết chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp chủ lực gồm: gạo, cây ăn trái, thủy sản và chăn nuôi theo mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Tăng cường sự liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản giữa doanh nghiệp với nông dân, hợp tác xã, tổ hợp tác và trang trại, sản xuất theo chuỗi để tăng mạnh lượng nông sản tiêu thụ…
Đề án sẽ được triển khai thực hiện với các phần việc là đẩy mạnh xây dựng, duy trì chuỗi giá trị đồng bộ từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm với sự tham gia của doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, nông dân cho ngành hàng nông sản chủ lực của tỉnh. Tập trung xây dựng các vùng sản xuất nông nghiệp phục vụ xuất khẩu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, mở rộng sản xuất theo quy trình GAP, thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Xây dựng các mô hình chuỗi giá trị một số sản phẩm nông sản chủ lực tiêu biểu của tỉnh. Tăng cường tuyên truyền, truyền thông về hoạt động liên kết chuỗi nhằm nhân rộng mô hình liên kết chuỗi giá trị bền vững, đem lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất nông nghiệp.
Phát biểu kết luận tại cuộc họp, đồng chí Vương Quốc Nam yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sóc Trăng nghiên cứu, rà soát và tính toán tính khả thi của đề án, trên cơ sở đó báo cáo về UBND tỉnh. Giao Sở Công Thương tổ chức sơ kết tình hình thực hiện Kế hoạch số 87/KH-UBND tỉnh Sóc Trăng về kế hoạch triển khai thực hiện Đề án Đổi mới phương thức kinh doanh, tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.
THÚY LIỄU
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin