Con số này thể hiện mức tăng 4,1% so với năm 2023, được công bố khi nhà chức trách trong lĩnh vực lao động nhất trí về mức tăng lương lịch sử sau các cuộc đàm phán lương mùa xuân năm nay. Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản cho biết, mức tăng lương tối thiểu cũng góp phần vào mức tăng này.
Theo thời báo Mainichi, cả giá trị và tốc độ tăng lương đều vượt năm 2023 trong năm thứ 3 liên tiếp và đạt con số cao nhất kể từ năm 1999. Diễn biến này cho thấy xu hướng tăng lương gần đây đang được ưa chuộng tại Nhật Bản - quốc gia mà các công ty thường không muốn tăng lương sau một thời gian dài giảm phát.
Nhưng tiền lương thực tế tại Nhật Bản đã giảm kỷ lục trong tháng thứ 26 liên tiếp vào tháng 5 vừa qua. Mặc dù đã tăng trong các tháng 6 và 7, lương thực tế lại giảm vào tháng 8, cho thấy, mức tăng lương vẫn chưa theo kịp tốc độ tăng của giá cả, khiến nhiều hộ gia đình phải vật lộn để trang trải cuộc sống.
Hồi đầu tháng 10, Rengo, Công đoàn lao động lớn nhất Nhật Bản, đã quyết định yêu cầu tăng lương 5% trở lên vào mùa xuân, bằng mức mục tiêu đặt ra cho năm 2024.
Mức tăng lương trung bình tại Nhật Bản đạt con số kỷ lục. Ảnh: Kyodo |
Liên đoàn Công đoàn Nhật Bản (JTUC) cũng đặt mục tiêu cao hơn đối với các công ty vừa và nhỏ, nhằm giúp thu hẹp khoảng cách lương giữa các công ty có quy mô khác nhau.
Cuộc khảo sát mới nhất do Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi thực hiện từ tháng 7 đến tháng 8 nhận được phản hồi từ 1.783 công ty có hơn 100 nhân viên. Theo khảo sát, số lượng các công ty đã tăng lương hoặc đang có kế hoạch tương tự đã chạm mốc 91,2%, tăng 2,1% so với năm 2023.
Tính theo ngành, tất cả các công ty trong lĩnh vực khai khoáng, tiện ích, chăm sóc sức khỏe đều tăng lương hoặc có kế hoạch tăng lương. Ngược lại, chỉ có 74,4% số công ty trong lĩnh vực vận tải và dịch vụ bưu chính đưa ra phản hồi.
Theo cuộc khảo sát, trong số các công ty áp dụng hệ thống tăng lương thường xuyên dựa trên thâm niên làm việc và số năm phục vụ của người lao động, tỷ lệ các công ty tăng lương cơ bản hoặc đang có kế hoạch tăng lương đã tăng 2,6%, lên mức 52,1%.
Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi cho biết, trong số các yếu tố dẫn đến việc tăng lương, doanh thu tốt hơn chiếm 35,2% công ty, tiếp theo là nhu cầu bảo đảm lực lượng lao động với tỷ lệ 14,3%.
THƯƠNG NGUYỆT/Báo Hànộimới
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin